Hiện nay, nền nông nghiệp nước ta đang đi vào mức độ thâm canh cao nên việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật với mục đích khai thác tối đa năng suất cây trồng. Tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều dẫn đến đất bị thoái hóa, dinh dưỡng bị mất cân đối, mất cân bằng hệ sinh thái trong đất, hệ vi sinh trong đất bị phá hủy, tổn dư các chất độc hại trong đất ngày càng cao, nguồn bệnh tích lũy trong đất trong đất càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại không dự báo trước.

Chế phẩm sinh học trong trồng trọt

Để hướng đến một nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và sức khỏe cho con người thì yêu cầu đặt ra là ngành trồng trọt phải thực hiện nghiêm ngặt các quy trình, tiêu chuẩn trong sản xuất an toàn và đảm bảo chất lượng cao của nông sản sau khi thu hoạch. Điều đầu tiên là cần phải chấm dứt tình trạng sử dụng thuốc hóa học, hóa chất, kháng sinh trong phòng trừ dịch bệnh thay vào đó nên sử dụng bằng các loại phân bón hữu cơ, vi sinh và chế phẩm sinh học.

Việc sử dụng chế phẩm sinh học trong trồng trọt có nhiều ưu điểm vượt trội, đem lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân: giảm chi phí sản suất, tăng năng suất và chất lượng cây trồng,…đồng thời giảm đi các nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và thân thiện với môi trường sinh thái.

Ưu điểm của vi sinh vật của chế phẩm sinh học trong nông nghiệp

– Cân bằng hệ sinh thái ( vi sinh vật, dinh dưỡng,…) trong môi trường đất.

– Ứng dụng các chế phẩm sinh học không làm hỏng kết cấu đất, không làm thoái hóa đất, chai đất đồng thời còn góp phần cải thiện và tăng độ phì nhiêu cho đất

– Đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản.

– Tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường như các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học.

– Phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp góp phần làm sạch môi trường

Chế phẩm sinh học ứng dụng cho cây trồng chia làm 3 nhóm khác nhau

1. Chế phẩm sinh học dùng cho cải tạo đất, xử lí phế thải nông nghiệp:

– Đất trồng rau yêu cầu phải tơi xốp, giữ ẩm và thoát nước nhanh như đất phù sa, đất pha cát… vì vậy cần phải tiến hành xử lý, cải tạo đất.Phun hoặc tưới đều lên phế thải dung dịch EM thứ cấp pha loãng 1/500 với lượng 1 lít/m2.

Chế phẩm EMHUA Thảo mộc:

+ Từ 1 lít Chế phẩm EMHUA gốc + 1 kg rỉ mật đường + 20 lít nước + 5 -7(kg) rau, củ, quả. Hỗn hợp thu được sẽ được sử dụng sau 7-10 ngày ủ.

+ Công dụng: Bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng. Cây trồng khỏe mạnh, đẹp mã, năng suất tăng.

+Cách sử dụng: Pha theo tỷ lệ 1:1000. Cách 10-15 ngày phun 1 lượt

2. Chế phẩm sinh học dùng để sản suất phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh, chất kích thích tăng trưởng cho cây trồng.

– Phân gà (hay phân lợn, phân bò) thải ra từ các trang trại chăn nuôi là nguồn hữu cơ rất giàu dinh dưỡng, hàm lượng đạm cao (hơn 2%), độ ẩm cao khoảng từ 78-80%. Tuy nhiên vì độ ẩm cao nên phân gà ( phân lợn hay phân bò) rất dễ phát sinh mùi, cho nên quá trình ủ cần trộn với các giá thể khác để làm giảm ẩm.

– Hàm lượng hữu có trong phân gà (phân lợn hay phân bò) rất cao nên rất dễ gây ngộ độc cho cây trồng khi bón trực tiếp chưa qua quá trình ủ hoai.

– Ngoài ra phân gà (phân lợn hay phân bò) có chứa rất nhiều vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật ( ví dụ như nhóm vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn hay E.coli gây bệnh đường ruột ở người) nên cần phải ủ hoai trước khi làm phân bón canh tác trong nông nghiệp.

– Dưới đây là cách ủ phân hữu cơ cùng chế phẩm sinh học mà bà con có thể tham khảo:

+ Nguyên liệu:

  •  1 tấn phân hữu cơ hay 1m3 hữu cơ các loại trộn đều ((Nếu chỉ là phân lợn, phân trâu bò nhão thì cho thêm trấu hay rác để có thêm độ tơi xốp, chú ý tỷ lệ khoảng 50% phân : 50% chất hữu cơ hoặc rơm rạ)).
  • Cám gạo (ngô): 1kg
  • Chế phẩm EMHUA gốc 1-2 lít
  • 1 lít rỉ đường.
  • Nước: 50-200 lít tùy thuộc vào độ ẩm của đống ủ
  • Ngoài ra có thể bổ sung thêm Đạm, Lân, Kali vừa đủ để giúp phân hoai mục nhanh hơn.

+ Hướng dẫn ủ:

  •  Tiến hành trộn thật đều hỗn hợp này cho tới khi thành một khối có độ ẩm biểu hiện (nước hơi rỉ ra nền) là được
  • Dùng xẻng nén chặt đống phân, phủ kỹ đống phân bằng nilon hay bao tải (tốt nhất dùng đất bùn trát kỹ thêm bên ngoài) , để đống phân được ủ yếm khí hoàn toàn.
  • Sau 30 – 45 ngày, phân đã hoai có thể sử dụng
+ Cách sử dụng:
  Rải đều lên mặt ruộng ẩm ướt và cày vùi. Rải đều quanh gốc cây theo tán lá, xới trộn vào đất, phủ rơm cỏ và tưới ẩm.
Ngoài ra, bà con nông dân có thế sử dụng chế phẩm sinh học trong việc ủ phân cá, ủ bánh dầu, ủ phân bã đậu nành, ủ đậu phân đậu tương,…

3. Chế phẩm sinh học ứng dụng trong việc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng

Chế phẩm sinh học EMHUA thảo dược- Thuốc trừ sâu sinh học

– Từ 1 lít Chế phẩm EMHUA gốc + 1 lít rỉ mật đường + 1 lít cồn 350 (hoặc rượu 350)+ 1 lít dấm ăn + 1Kg hỗn hợp gừng, giềng, tỏi, ớt + 6 lít nước.
– Hỗn hợp này sẽ được sử dụng sau 15-20 ngày ủ.
– Công dụng: Giúp cây trồng khỏe mạnh, tăng năng suất, hạn chế sâu bệnh.
– Cách sử dụng: Pha theo tỷ lệ 1:1000. Cách 10-15 ngày phun 1 lượt.

Các chế phẩm sinh học trong trồng trọt được cung cấp bới:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chat Facebook
0968.994.088