Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản và những điều cần lưu ý

Chế phẩm sinh học là gì?

Chế phẩm sinh học hay chế phẩm EM là tập hợp của 80 loài vi sinh vật kị khí và yếm khí thuộc 10 chi khác nhau.Các vi sinh vật hữu hiệu này được phân lập từ tự nhiên hoàn toàn không độc với người, động vật, môi trường và rất dễ sử dụng.

Qua nghiên cứu đã đánh giá được độ an toàn của chế phẩm EM, xác định thành phần biến động số lượng và đặc tính của chế phẩm EM, hiệu quả của EM trong xử lý rác thải và vệ sinh môi trường, trong trồng trọt, trong chăn nuôi, thủy sản.

Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Như chúng ta đã biết việc sử dụng chế phẩm sinh học hiện nay đang là một xu hướng mới vừa an toàn, thân thiện lại đem đến nhiều lợi ích cho người sử dụng, đồng thời ngăn chặn được sự ảnh hưởng của các tác động khác đến môi trường ao nuôi. Khi sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản sẽ đem đến chất lượng thủy sản cao, cũng như đem đến sự phát triển bền vững.

Lợi ích của việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Ức chế tảo độc

Trong ao nuôi tôm cá, tảo có tác dụng tạo màu nước, cung cấp oxy và cân bằng hệ sinh thái của nước ao, hồ. Tuy nhiên, sự xuất hiện của nhiều quá mức của các loài tảo có hại là nguyên nhân gây biến động môi trường nước, đồng thời ảnh hưởng tới sức khỏe của tôm, cá.

Một số loại tảo phổ biến như tảo lục, tảo khuê (hay tảo silic) là những loại tỏa không chứa độc tố gây hại. Nhưng tảo lam, tảo giáp và tảo mắt là nhóm có hại vì khi chúng phát triển mạnh trong ao sẽ gây hiện tượng nở hoa, nước nhiều nhớt, nổi bọt khó tan , sản sinh ra nhiều chất độc.

Vậy nên chúng ta cần kiểm soát mật độ tảo phù hợp, kích thích tảo có lợi, đồng thời hạn chế sự phát triển của tảo gây hạn để đảm bảo dưỡng khí cho nước và đảm bảo môi trường ao nuôi.

Hiện nay có nhiều cách để kiểm soát lượng tảo trong ao nuôi thủy sản, ví dụ như dùng đồng sunphat với liều dùng 1/100 độ kiềm. Ví dụ, độ kiềm là 100 mg/l thì cần dùng sunphat đồng với hàm lượng 1kg/1.000 m3 nước, tuy nhiên việc xử lý làm tảo độc chết nhanh khiến cho nước bị thối. Thế nên các biện pháp sinh học hoặc vật lí là những phương pháp xử lí hiệu quả nhất.

Vậy nên các bà con muốn xử lí tảo trong ao nuôi có thể dùng Chế phẩm sinh học EMHUA để khống chế tỏa phát triển. Liều dùng pha 1 lít chế phẩm EMHUA với 20 lít nước sạch, bổ sung 1 lít mật rỉ mật đường, ủ và sục khí (khuấy đều) từ 3 -5 ngày.Tạt đều hỗn hợp đã hoạt hóa cho 1000m3 nước ao nuôi. Sử dụng chế phẩm EMHUA trước khi thả giống 3-4 ngày. Trong quá trình nuôi định kỳ sử dụng sau mỗi 5 ngày.

Hạn chế sự ô nhiễm trong nước

Chế phẩm sinh học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chăn nuôi thủy sản, giúp phân hủy các chất hữu cơ cũng như làm sạch môi trường ao nuôi, hạn chế mùi hôi, bùn nhớt hiệu quả.

Đây cũng chính là một ưu điểm, lợi thế chỉ có ở các chế phẩm sinh học mà vẫn có thể đảm bảo được chất lượng môi trường sống hiệu quả, thân thiện.

Bên cạnh đó, để chế phẩm sinh học đạt hiệu quả tốt nhất cần lưu ý đến chất lượng nước ao nuôi, thời điểm sử dụng cũng như liều lượng trong quá trình sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Kích thích sự phát triển của thủy sản

Để tăng sự phát triển của thủy sản mà các vi khuẩn có lợi được tiến hành đưa vào trong hệ tiêu hóa của thủy sản thông qua thức ăn, giúp thủy sản hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn, tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, và hạn chế được sự tác động của vi khuẩn có hại.

Đặc biệt với những thủy sản nhỏ, còn yếu sẽ càng cần sử dụng chế phẩm sinh học để phát triển khỏe mạnh hơn.

Những lưu ý khi sử dụng chế phẩm sinh học 

Việc sử dụng chế phẩm sinh học không gây hại cho tôm, cá trong ao nuôi nhưng các bà con cần sử dụng một cách hợp lí. Dưới đây là một số lưu ý mà bà con nên chú ý:

– Không sử dụng chế phẩm vi sinh đồng thời với kháng sinh và hóa chất diệt khuẩn.

– Sử dụng đúng liều lượng, không nên theo quan niệm dùng càng nhiều càng tốt.

– Chế phẩm sinh học dạng bột nên dùng nước ao nuôi hòa tan và có thể bổ sung thêm mật rỉ đường, sục khí mạnh 2-4 giờ trước khi sử dụng.

– Chế phẩm sinh học dạng nước nên ủ yếm khí để gia tăng sinh khối trước khi sử dụng.

– Thời gian xử lý chế phẩm sinh học tốt nhất vào khoảng 8 – 10 giờ sáng, lúc nắng ấm, trời trong và hàm lượng ôxy hòa tan cao.

– Cần định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để duy trì mật độ vi khuẩn thích hợp nhằm kiểm soát sinh học môi trường nước và đáy ao, ổn định các yếu tố môi trường, ngăn ngừa các loài vi khuẩn gây bệnh, tảo độc và mầm bệnh tiềm tàng trong ao.

– Một số chế phẩm sinh học cần phải nuôi cấy để tăng số lượng vi khuẩn, cần nuôi cấy yếm khí để tránh tạp nhiễm. Một số chế phẩm sinh học có mật độ vi khuẩn cao không cần nuôi cấy tăng sinh khối có thể sử dụng trực tiếp vào ao nuôi. Tuy nhiên, cần hòa vào nước và sục khí mạnh vài giờ trước khi tạt vào ao nuôi.

– Nên bảo quản chế phẩm sinh học tránh nơi có ánh nắng trực tiếp vì sẽ làm chết các vi sinh vật có lợi trong chế phẩm sinh học.

Chế phẩm vi sinh là địa chỉ uy tín được nhiều người chọn mua các sản phẩm chế phẩm sinh học trên thị trường hiện nay. Để có thể chọn lựa được cho mình sản phẩm phù hợp nhất, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhiệt tình nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chat Facebook
0968.994.088