LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
EM là tập hợp của 80 loài vi sinh vật kị khí và yếm khí thuộc 10 chi khác nhau
Kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước (1998 – 2000) cho thấy: EM gồm 5 nhóm vi sinh vật chủ yếu:
- Vi khuẩn Lactic
- Vi khuẩn Bacillus
- Vi khuẩn quang hợp
- Nấm men
- Nấm sợi
Qua nghiên cứu đã đánh giá được độ an toàn của chế phẩm EM, xác định thành phần biến động số lượng và đặc tính của chế phẩm EM, hiệu quả của EM trong xử lý rác thải và vệ sinh môi trường, trong trồng trọt, trong chăn nuôi, thủy sản.
Khẳng định tác dụng tích cực và hiệu quả của chế phẩm EM:
- Bổ sung vi sinh vật có lợi cho đất, nước, môi trường
- Cải thiện môi trường lý, hóa, sinh của đất, nước, môi trường, hạn chế các tác nhân gây bệnh
- Xử lý rác thải, nước thải, môi trường ô nhiễm, khử mùi hôi
- Tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, thủy sản
- Tăng hiệu lực sử dụng chất hữu cơ làm phân bón
Từ đó đến nay đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng công nghệ EM ở nhiều Viện, Trung tâm và ở các tỉnh nhất là trong lĩnh vực môi trường
Dựa trên nguyên tắc hoạt động và phối chế của chế phẩm EM, nhiều cơ quan ở Việt Nam đã dày công nghiên cứu và sản xuất ra các dạng EM của Việt Nam như: EMUNI của trường Đại học Khoa học tự nhiên, EMINA của Viện Sinh học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Chế phẩm sinh học EMINA do Viện Sinh học Nông nghiệp – Học Viện Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu và sản xuất trong đó.
EM – Effective Microorganisms: Vi sinh vật hữu hiệu
INA – Institute of Agrobiology: Viện Sinh học Nông nghiệp
Sản phẩm là kết quả của dự án cấp Bộ: “ Hoàn thiện quy trình sản xuất và ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EMINA) phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và xử lý môi trường” Mã số: B2007 -11-03 DA. Sản phẩm được bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận tiến bộ kỹ thuật số: 174/QĐ – CN-MTCN và được đưa vào danh mục sản phẩm lưu hành tại Việt Nam theo thông tư số: 37/2013/TT/BNNPTNT
Thành phần:
- Bacillus subtilis spp
- Lactobacillus
- Saccharomyces
- Vi khuẩn quang hợp tía Rhodobacter.sp
Công dụng:
- Dùng để ủ phân chuồng và các rác thải tạo phân hữu cơ vi sinh, rút ngắn thời gian ủ
- Tiêu diệt các vi sinh vật có hại, tăng cường các vi sinh vật hữu ích giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, phòng chống một số bệnh
- Giảm lượng khí độc H2S, NH3, giảm các vi sinh vật có hại trong không khí chuồng nuôi.
- Giảm lượng BOD, COD trong nước thải chuồng nuôi lợn, gia cầm, bò, tăng cường khả năng chống chịu của vật nuôi.
- Xử lý môi trường ao hồ chăn nuôi thủy sản
- Hoàn toàn không độc hại với môi trường, vật nuôi và sức khỏe con người