Có thể bạn chưa biết phân đạm cá là loại phân có giá trị dinh dưỡng cao hơn hầu hết các loại phân hữu cơ khác. Phân cá thường được sử dụng cho cây cảnh, cây bonsai, cây ăn quả, rau màu sản xuất theo hướng Organic,…Và dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu làm thế nào để ủ phân cá một cách hiệu quả nhất ?
Quy trình ủ phân cá
– Hòa hỗn hợp bao gồm: 1 lít chế phẩm EMHUA vào 20 lít nước+ 1kg rỉ mật có thể bổ sung cám gạo (hoặc Ure, phân đạm S.A, Kali mỗi loại khoảng 200g)
– Nguyên liệu băm nhỏ: 70-100kg cá (nên chọn cá nước ngọt, băm nhuyễn là tốt nhất) sau đó cho vào thùng kín.
– Tiến hành cho toàn bộ hỗn hợp trên vào thùng và đậy kín, ủ trong 25-30 ngày, định kì 5-7 ngày đảo trộn 1 lần.
– Chú ý: Bảo quản thùng chứa phân cá nơi khô ráo, không được để nước rơi vào, tránh ruồi muỗi.
Cách sử dụng phân cá
Dùng 1 lít dung dịch phân cá hòa tan vào 200-400 lít nước để phun hoặc tưới vào gốc, sẽ giúp cây trồng phát triển mạnh, năng suất cao. Đồng thời ngăn chặn và phòng trị tối ưu tuyến trùng và nấm bệnh, tác nhân gây “vàng lá thối rễ”, “chết nhanh chết chậm” trên cây trồng.
Công dụng của phân cá
– Có tác dụng phân hủy nhanh chóng các thành phần cơ chất của cá tươi, tạo nguồn dinh dưỡng dễ hấp thu cho cây trồng.
– Phân cá sau khi ủ có chứa các amino acid và các chủng vi sinh hữu ích giúp cải thiện môi trường đất, bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng và ức chế tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.
Nhược điểm của phân cá tự ủ
– Mùi khó chịu: nếu bạn ủ không đúng cách thì thùng phân cá của bạn sẽ bốc mùi cực kỳ khó chịu. Mùi của nó còn khó chịu gấp nhiều lần so với các loại phân từ chất thải động vật.
– Nguồn nguyên liệu: phân cá thường chỉ được sản xuất từ phần dư thừa từ chế biến các loại thủy sản hoặc cá chết. Vì vậy nguồn nguyên liệu khá hạn hẹp không thể sản xuất số lượng lớn kiểu công nghiệp.
– Chi phí đắt đỏ: thành phần chính là thịt cá phân hủy nên chi phí đầu vào cũng cao hơn các loại phân truyền thống khác.
– Chưa phổ biến: các loại phân cá chưa phổ biến nên nếu bạn có sản xuất ra thì cũng sẽ rất khó tiêu thụ.